Võ Karate – Nguồn gốc và những điều thú vị về Karate

vo Karate 3

Karate là môn võ thuật chính thống của người Nhật. Trải qua hơn 400 năm, đến nay võ Karate vẫn được nhiều người quan tâm và theo học. Trong bài viết sau hãy cùng chúng tôi khám phá nguồn gốc, đặc điểm và lợi ích khi tập võ Karate nhé.

Võ Karate là gì?

Karate có tên phiên âm là Không Thủ Đạo. Môn võ này vốn nằm trong phái võ truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Đặc trưng của võ Karate là các đòn đánh, đấm, đá sử dụng cùi chỏ, đầu gối và bàn tay. 

Ngoài ra, môn võ còn có kỹ thuật đấm móc, đá liên hoàn, xoay hông, khóa, quật ngã đối phương trong chớp nhoáng. Tuy nhiên để tập được các động tác trên, đòi hỏi người tập phải rèn luyện thuần thục và tập trung năng lượng vào toàn bộ cơ thể.

vo Karate 1
Hình 1: Karate có nguồn gốc từ nước Nhật

Nguồn gốc võ Karate

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, võ Karate xuất hiện ở Okinawa lần đầu tiên nhờ một đoàn người di cư đến từ Phúc Kiến, Trung Quốc. Sau khi định cư tại thôn Kuninda, Naha, nhóm người này bắt đầu truyền bá võ thuật và được người dân địa phương hưởng ứng nhiệt tình.

Tuy nhiên các đòn đánh vẫn còn rất sơ khai, chưa có gì mới mẻ. Lúc này người dẫn đã kết hợp các kỹ thuật, đòn thế học được từ người Hoa, với điệu múa giân dan vùng Okinawa, và cho ra đời các thế võ Karate mang hơi hướng chiến đấu như ngày nay. 

Năm 1947, một võ sử nổi tiếng có tên là Hồ Cẩm Ngạc đã đưa võ Karate cùng một số phái võ khác như nhu đạo, kendo và aikido về Việt Nam để truyền bá và giao lưu văn hóa. 

Xem ngay:  Thi công Thảm xốp Âu lạc dày 2.6 cm ở Tp.Hồ Chí Minh 1x1 mét ngày 24.12.2020

Vào thời điểm đó, ông Suzuki Choji – sĩ quan trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản đang sống tại Việt Nam, quyết định mở võ đường Judo đầu tiên tại Huế. Đến năm 1963, ông chuyển sang dạy môn võ Karate.

Phân loại các phái trong võ Karate

Karate có 3 lưu phái cơ bản, mỗi lưu phái tương ứng với kỹ thuật, bài quyền và cách thi đấu khác nhau. Cụ thể:

Karate truyền thống

Karate truyền thống luyện tập theo quy tắc sundome – tức là chú trọng đến cách ra đòn, duy trì sức mạnh của đòn đánh ở mức nhất định, song vẫn giữ khoảng cách với đối thủ. Trong Karate truyền thống, người tập cần tuân theo các đặc trưng riêng:

  • Coi trọng lễ nghĩa, triết học
  • Các bài quyền sẽ đánh theo lối cổ điển.
  • Ít tổ chức thi đấu.
  • Phong cấp dựa trên số lượng bài quyền và động tác đã học. 
vo Karate 2
Hình 2: Karate truyền thống tập trung vào các bài quyền cổ điển và ít thi đấu

Karate truyền thống cũng chia thành từng lưu phái nhỏ là:

  • Karate cổ truyền – là lưu phái Karate tập trung chủ yếu vào kỹ thuật chiến đấu và luyện tập. Các hệ phái tiêu biểu gồm Kojou-ryū, Honbu-ryū, Shintō-ryū…
  • Karate thể thao hóa – là lưu phái Karate áp dụng quy tắc sundome. Các hệ phái tiêu biểu gồm Gōjyu-ryū, Shōtōkan-ryū, Wadō-ryū, Shitō-ryū.
  • Karate Okinawa – là các lưu phái Karate có các hệ phái tiêu biểu gồm:
    • Okinawa Gōjyu-ryū
    • Shōrin-ryū (Tiểu Lâm Lưu)
    • Shōrin-ryū (Thiếu Lâm Lưu)
    • Shōrinji-ryū (Thiếu Lâm Tự Lưu, Hojo-ryū, Isshin-ryū)
    • Gensei-ryū
    • Makiwara
    • Ryu-te
    • Ryuei-ryū
    • Shuri-ryū
    • Shōei-ryū…
Xem ngay:  Một đòn HẠ GỤC đối thủ trong Muay Thái | Max Muaythai | Buakaw Banchamek | Sanchai | Duy Nhất

Karate hiện đại

Karate hiện đại chủ yếu dùng trong thi đấu thể thao. Trong Karate hiện đại sẽ có hai dạng chính là KATA (biểu diễn quyền) và KUMITE. Các hệ phái thuộc lưu phái Karate hiện đại gồm có GOJU-RYU, WADO-RYU, SHOTOKAN, SHITO-RYU…

vo Karate 3
Hình 3: Karate hiện đại được phục vụ cho mục đích thi đấu.

Full Contact Karate

Full Contact Karate là hệ phái sử dụng các kỹ thuật đánh trực tiếp vào đối thủ mà không bị giới hạn cường độ. Khi thi đấu, không bắt buộc sử dụng dụng cụ bảo hộ. Các hệ phái thuộc lưu phái Full Contact Karate gồm Kyokushin Karate, ShinKarate, Zendokai, Daido Juku…

Võ Karate có những đai nào?

Võ Karate có tổng cộng 6 đai, tương ứng với 6 màu đai khác nhau. Nhìn vào mài đai bạn sẽ biết được cấp độ của người tập. Dưới đây là hệ thống màu đai trong môn võ karate: 

  • Đai Trắng (White)
  • Đai Vàng (Yellow)
  • Đai Xanh da trời nhạt (Light Blue)
  • Đai Xanh lá (Green) 
  • Đai Xanh da trời đậm (Dark Blue)
  • Đai Đen (Black).

Trong đó đai trắng là cấp độ thấp nhất, còn đai đen là cấp cao nhất.

Trang phục võ Karate

Trang phục môn võ Karate có tên gọi là Karate Gi. Toàn bộ quần và áo đều là sắc trắng. Vị trí thắt eo là một chiếc đai buộc chặt giúp bạn thoải mái luyện võ. Màu trắng của bộ võ phục tượng trưng cho sự tinh khiết, ánh sáng trong trẻo, chân thành và giản dị.

Xem thêm:

Lợi ích của võ Karate 

Nâng cao sức khỏe

Luyện tập Karate được xem là cách giúp bạn vận động mạnh trong thời gian dài, qua đó làm tiêu hao năng lượng hiệu quả,  tăng cường sức mạnh, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe khoắn và phòng ngừa các bệnh tật. Tập Karate thường xuyên còn đem đến cho bạn giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Xem ngay:  Nên ăn gì trước khi tập Boxing? Thực phẩm nào cần tránh?

Rèn tính kỷ luật

Karate đề cao tinh thần kỷ luật của con người, song song đó còn chú trọng phát triển sự chân thật, tính tự tin, và khả năng kiểm soát bản thân. Tập võ Karate giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật từ đó thích nghi nhanh chóng với bất kỳ hoàn cảnh nào dù khắc nghiệt. 

vo Karate 4
Hình 4: Tập Karate mang đến rất nhiều lợi ích cho võ sinh

Tăng sức chịu đựng

Việc sử dụng toàn bộ sức lực của cơ thể trong thời gian dài, giúp bạn chủ động tăng cường khả năng tập trung, sức chịu đựng của bản thân. Mỗi cấp bậc trong môn võ đòi hỏi người tập phải nỗ lực hết mình để bước ra khỏi vùng an toàn và giành lấy hào quang xứng đáng.

Xem thêm:

Tự bảo vệ bản thân

Bất kỳ môn võ nào cũng đều giúp người tập có khả năng tự bảo vệ chính mình. Karate cũng thế. Tuy nhiên đi cùng với phòng vệ bản thân, bạn phải luôn cẩn trọng trước những đòn đánh của mình, hãy kiểm soát lực tốt để tránh gây hại nghiêm trọng cho người khác.

Trên đây là tất tật thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, lợi ích của môn võ Karate, mong rằng chúng tôi đã mang đến cho bạn góc nhìn thú vị về Karate nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact