Võ Judo – Nguồn gốc và những điều làm nên tên tuổi của Judo

vo judo 0

Võ thuật Nhật Bản có khá nhiều, tất nhiên mỗi phái võ sẽ có những điểm nổi trội đặc trưng. Trong số đó, võ Judo được xem là môn võ làm nên nét văn hóa tinh túy của xứ sở mặt trời mọc. Vậy võ Judo có lịch sử hình thành như thế nào? Hệ thống phân chia cấp bậc ra sao? Cùng tìm hiểu tất tật trong bài viết sau nhé.

Võ Judo là gì?

Judo dịch theo tiếng Hán là Nhu đạo. Nó là môn võ truyền thống của người Nhật, được sáng lập vào năm 1882 bởi giáo sư Kano Jigoro (1860-1938). Nền tảng của võ Judo là môn võ cổ truyền Jujitsu (Nhu thuật). Judo tập trung chính vào các đòn đè, quật ngã, vật lộn, siết cổ và khóa tay chân đối phương. 

vo judo 1
Hình 1: Võ Judo có nguồn gốc từ Nhật Bản, là phiên bản thay thế của võ cổ truyền Jujitsu

Nguồn gốc võ Judo

Nguồn gốc võ Judo gắn liền với Samurai. Thuở xưa, các võ sĩ Samurai tham gia chiến đấu với mục đích bảo vệ lâu đài, lãnh thổ của lãnh chúa. Để rèn luyện môn võ này đòi hỏi người tập phải đạt được cảnh giới của sự dẻo dai, khỏe mạnh. Samurai chú trọng đến những đòn bẻ tay, bẻ cổ,… Các thế này còn gọi là “Nhu thuật” (Jujitsu).

Vào thời Edo, Jujitsu trở nên thịnh hành và được nhiều người theo học. Thế nhưng đến thời Minh Trị, khi nước Nhật bước vào giai đoạn hiện đại hóa, tầng lớp Samurai dần suy yếu và bị bài trừ vì cho rằng môn võ này mang tính bạo lực và thiếu an toàn đối với xã hội.

vo judo 2
Hình 2: Các động tác trong võ Judo hầu hết bắt nguồn từ các võ sĩ Samurai

Dần dần các kỹ thuật nguy hiểm trong Jujitsu bị loại bỏ hẳn, lúc này người ta gọi nó bằng cái tên khác là võ Judo. Trong Judo, người tập sẽ không sử dụng binh khí, thay vào đó là các thế võ quật ngã, đè, siết cổ và khóa tay, chân. Một số người còn dùng kỹ thuật chém và đâm bằng bàn tay hoặc bàn chân, nhưng nó không được phép xuất hiện ở các cuộc thi đấu vì tính nguy hiểm.

Xem ngay:  Mua găng tay võ thuật, boxing chính hãng ở đâu ?

Hệ thống các cấp bậc của võ Judo

Hệ thống các cấp bậc trong võ Judo bao gồm 6 cấp và 10 đẳng. Các cấp và đẳng được phân biệt dựa trên màu sắc đai:

  • Cấp 1: Đai nâu
  • Cấp 2: Đai xanh lam
  • Cấp 3: Đai xanh lá cây
  • Cấp 4: Đai cam
  • Cấp 5: Đai vàng
  • Cấp 6: Đai trắng
  • Từ 1 đẳng – 5 đẳng: Đai có các vạch màu trắng.
  • Từ 6 đẳng – 8 đẳng: Đai có các vạch đỏ và trắng.
  • Từ 9 đẳng – 10 đẳng: Đai có màu đỏ.

Để được thăng hạng đai từ cấp 1 đến cấp 5, các võ sinh sẽ tham gia thi đấu dưới sự giám sát trực tiếp của người dạy. 

Đặc điểm của môn võ Judo

Tính năng động

Judo thuộc môn võ yêu cầu người tập có đủ thể lực và tinh thần để tham gia. Bởi vì nó chú trọng đến từng tiểu tiết trong kỹ thuật và các đòn đánh, do đó dần dần giúp bạn hình thành nên tính năng động, sự nhanh nhạy. 

vo judo 3
Hình 3: Judo chú trọng đến sự nhanh nhẹn, năng động

Tính đơn giản

Môn võ Judo là sự kết hợp tinh tế giữa những động tác của chiến binh Samurai thời xa xưa. Trước đây môn võ chủ yếu chiến đấu và hạ gục đối thủ, nhưng trải qua nhiều năm rèn giũa, nó đã trở nên ôn hòa hơn, phù hợp với mọi đối tượng luyện tập trong tầng lớp xã hội.

Tính dịu dàng

Những kỹ thuật cơ bản trong Judo có thể giúp người tập tăng tính linh hoạt, nhanh nhẹn,… song vẫn giữ được sự nhịp nhàng, uyển chuyển. Một phần của đặc điểm này còn nằm ở cách người ta đặt tên cho môn võ, “Ju” là sự nhẹ nhàng, còn “do” ý chỉ cách thức, động tác.

Xem ngay:  Võ sư Huỳnh Bá- tướng lĩnh Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Đề cao đạo đức và trí tuệ 

Võ Judo không chỉ quan tâm đến sự nhanh nhẹn, đơn giản, nhịp nhàng, mà nó còn đề cao phẩm chất đạo đức, trí tuệ của con người. Đối với bất kỳ môn sinh tham gia môn võ này, đều phải khắc nhớ ghi tâm những nguyên tắc về đạo đức và cách sống – điều làm nên nét văn hóa rất riêng của Judo.

Lợi ích của môn võ Judo

Luyện tập Judo có thể đem đến cho bạn nhiều lợi ích, chẳng hạn như:

Lợi ích về thể chất

  • Là môn võ thuật vận dụng toàn bộ sức lực và tinh thần của cơ thể, Judo sẽ giúp tiêu hao năng lượng nhanh chóng, đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân và giúp bạn duy trì vóc dáng săn chắc hiệu quả.
  • Tăng cường quá trình trao đổi chất.
  • Luyện tập hơi thở tốt hơn, biết cách thở để điều hòa nhịp điệu, tối ưu hóa sự thông khí của phổi. Từ đó tránh được các bệnh về đường hô hấp.
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông máu, nâng cao chức năng tim mạch.
  • Giúp cân bằng cơ thể, tạo sự linh hoạt cho khớp xương và các khớp cơ.
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng độ dẻo dai.
  • Cải thiện hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ.
vo judo 4
Hình 4: Tập Judo mang đến cho bạn rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe

Lợi ích về tinh thần

  • Giúp người tập đạt được sự dẻo dai, tinh thần phấn chấn, tràn đầy nhiệt huyết.
  • Tham gia môi trường võ Judo, cho phép bạn làm quen, giao lưu với nhiều đồng môn khác, qua đó học cách kiểm soát bản thân, tôn trọng chính mình và người khác.
Xem ngay:  Những kỹ thuật đấm bao cát mà người tập boxing nào cũng cần nắm vững

Xem thêm:

Hệ thống đòn thế trong môn võ Judo

Kỹ thuật Katame waza

Kỹ thuật Katame waza bao gồm các đòn thế:

  • Katame-waza: Nhóm đòn khống chế/khóa siết khiến cơ thể đối thủ.
  • Osaekomi waza: Nhóm đòn đè.
  • Shime waza: Nhóm đòn siết cổ.
  • Kansetsu waza: Nhóm đòn khóa, bẻ khớp.

Kỹ thuật Nage waza

Nhóm kỹ thuật Nage waza được chia thành 2 nhóm đòn chính bao gồm:

  • Nhóm đòn đứng:
    • Tewaza: Nhóm đòn tay.
    • Ashi waza: Nhóm đòn chân.
    • Koshi waza: Nhóm đòn hông.
  • Nhóm đòn hy sinh:
    • Matsumi waza: Nhóm đòn hy sinh ngã sau.
    • Yokotsutemi waza: Nhóm đòn hy sinh ngã nghiêng.

Xem thêm:

Như vậy với chi tiết thông tin trên đây, bạn đã nắm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành, cùng đặc trưng, và hệ thống các kỹ thuật của môn võ Judo rồi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact