Võ Vovinam là gì? Tất tật thông tin về môn võ truyền thống Việt Nam

vo Vovinam 0

Vovinam là môn võ truyền thống của người Việt. Đến nay nó vẫn được phát triển và mở rộng ra các giải đấu quốc tế. Vậy võ Vovinam có nguồn gốc từ đâu? Có bao nhiêu đai và nguyên tắc tập luyện như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

Võ Vovinam là gì?

Võ Vovinam còn được gọi là Việt Võ Đạo. Đây là bộ môn có sự kết hợp giữa các môn phái võ thuật Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và môn vật cổ truyền nước ta. Võ Vovinam sử dụng nguyên lý Cương Nhu Phối Triển, ra đòn bằng các thế tay không, cùi chỏ, chân, gối. 

Môn võ giúp người học biết cách xử lý tình huống nhanh nhạy khi đối thủ có vũ khí, thực hiện những lối phản đòn, khóa gỡ công phu hiệu quả. Ở thời điểm hiện tại, Vovinam đã được phát triển rộng ở gần 70 quốc gia, vùng lãnh thổ, thu hút khoảng 2 triệu võ sinh tham gia.

vo Vovinam 1
Hình 1: Võ Vovinam là môn võ truyền thống của người Việt

Nguồn gốc võ Vovinam

Võ Vovinam được sáng lập vào năm 1938 bởi ông Nguyễn Lộc (1912 – 1960). Ban đầu nó ra đời để nhằm mục đích cung cấp cho người tập khả năng tự vệ, cũng như giúp dân tộc ta đủ sức chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. 

Năm 1940, Nguyễn Lộc được mời biểu diễn võ thuật tại Ecole Normale Hà Nội. Sau sự kiện này, Vovinam được biết đến nhiều hơn và dần trở nên phổ biến. Năm 1954, Nguyễn Lộc vào miền Nam nước ta, thực hiện công việc giảng dạy và mở trường luyện võ Vovinam.

Xem ngay:  Cách Làm Bao Cát Tại Nhà Theo Ý Muốn - Các Bạn Có Thể Tham Khảo

Năm 1960, ông Nguyễn Lộc qua đời, người kế thừa và tiếp tục phát triển môn võ Vovinam là võ sư Lê Sang. Năm 1976, một nhóm người Việt di cư đã thành lập một trường học võ thuật Vovinam đầu tiên tại Houston, Texas. Đến năm 2000, các trường dạy Vovinam tiếp tục ra đời, ở các nước như Úc, Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Maroc, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ….

vo Vovinam 2
Hình 2: Trang phục võ Vovinam

Các nguyên tắc của môn võ Vovinam

  • Các môn sinh của Vovinam chỉ nên áp dụng môn võ để phục vụ nhân dân và nhân loại.
  • Các môn sinh trung thành với ý hướng và sự truyền dạy của Vovinam. Đồng thời phát triển thế hệ trẻ của môn phái.
  • Các môn sinh giữ vững tinh thần đoàn kết, tấm lòng lương thiện, kính trọng tiền bối, đối xử tốt với đồng môn.
  • Tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nâng cao hạnh kiểm cá nhân, giữ gìn danh dự của môn phái.
  • Tôn trọng các môn phái võ thuật khác.
  • Chỉ sử dụng các kỹ năng võ Vovinam trong trường hợp thi đấu, hoặc tự vệ chính đáng.
  • Chăm chỉ tập luyện, rèn luyện trí óc.
  • Sống giản dị, có nguyên tắc và đạo đức.
  • Xây dựng tinh thần kiên định, mạnh mẽ.
  • Đưa ra phán đoán thông minh, hành động kiên trì, tỉnh táo.
  • Tự tin, tự chủ, khiêm tốn và hào phóng.

Tìm hiểu võ đai Vovinam

Võ Vovinam có mấy đai?

Võ Vovinam có tổng cộng 7 đai:

  • Tự vệ nhập môn: Đai xanh dương nhạt, 1 cấp.
  • Lam đai: Ðai xanh dương, 4 cấp. Có thể có hoặc không có gạch vàng.
  • Chuẩn Hoàng đai: Đai vàng, viền xanh, 1 cấp.
  • Hoàng đai: Đai vàng, gạch đỏ, 4 cấp.
  • Chuẩn Hồng đai: Ðai đỏ, viền vàng, 1 cấp.
  • Hồng đai: Ðai đỏ, vạch trắng, 6 cấp.
  • Bạch đai: Ðai trắng, 1 cấp, có 4 chỉ tứ sắc gồm xanh, đen, vàng và đỏ.
Xem ngay:  Học muay thái ở TP.HCM tại những trung tâm có tiếng
vo Vovinam 3
Hình 3: Võ Vovinam có tổng cộng 7 đai

Ý nghĩa màu sắc đai

  • Màu xanh (lam đai): đây là màu sắc của sự hy vọng, của ý chí tập trung vào giới võ thuật và tu dưỡng tinh thần đạo đức.
  • Màu vàng (hoàng đai): là màu tượng trưng cho tinh thần võ đạo, thấm nhuần vào tư tưởng từng môn sinh. Danh xưng hoàng đai là huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn, hoặc Huyền đai đệ tứ đẳng.
  • Màu đỏ (hồng đai): là màu sắc tượng trưng cho máu, cho ngọn lửa cháy bừng hy vọng. Sắc đỏ biểu thị tinh thần võ đạo thấm nhuần vào máu huyết.
  • Màu trắng (bạch đai): Là màu sắc tượng trưng cho sự tinh khiết, chân tịnh, tinh thần võ thuật thấm nhuần vào xương cốt con người. Từ đó nâng cao trình độ võ học đến cấp bậc cao siêu.

Xem thêm:

Cách thắt đai Vovinam

Tương tư như những môn võ cổ truyền khác, võ Vovinam cũng có cách thắt đai riêng biệt. Cách học thắt đai sẽ được hướng dẫn ngay trong buổi học đầu tiên. Nút thắt đai đúng cần tuân thủ nguyên tắc “Vạt áo phải nằm trên vạt áo trái” để giữ đai võ không bị bung ra khi luyện tập.

Cách thắt đai võ Vovinam như sau: 

  • Sợi đai được chia làm bốn đoạn.
  • Đặt một phần tư sợi đai giữa bụng.
  • Phần còn lại luồn ra phía sau 2 lần. 
  • Lấy đai ngoài luồn vào trong rồi kéo lên.
  • Chỉnh hai đầu dây sợi đai để sợi ngoài dài hơn sợi trong. 
  • Luồn sợi đai ngoài xuống nút thắt và đan lại với nhau.
Xem ngay:  Tổng hợp những loại côn nhị khúc giá rẻ nhất
vo Vovinam 4
Hình 4: Cách thắt đai Vovinam đúng chuẩn

Các bài quyền căn bản trong Vovinam

Khi học võ Vovinam, bạn sẽ được học qua các bài quyền căn bản bằng tay không sau đây:

  • Khởi quyền
  • Nhập môn quyền
  • Ngọc trản quyền
  • Võ thuật vovinam thập tự quyền
  • Long hổ quyền
  • Tứ trụ quyền
  • Việt võ đạo quyền
  • Ngũ môn quyền
  • Viên phương quyền
  • Nhu khí công quyền số 1
  • Nhu khí công quyền 2
  • Thập thế bát thức quyền
  • Lão mai quyền 
  • Xà quyền 
  • Hạc quyền 

Các bài quyền võ Vovinam sử dụng vũ khí gồm:

  • Song dao pháp
  • Tiên long song kiếm
  • Mã tấu pháp
  • Bát quái song đao
  • Thái cực đơn đao pháp
  • Việt điểu kiếm pháp
  • Mộc bản pháp
  • Tứ tượng côn pháp
  • Nhật nguyệt đại đao pháp
  • Thương lê pháp
  • Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp.

Xem thêm:

Bài viết trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến bộ môn võ Vovinam truyền thống của nước ta. Hy vọng với các tin tức trên đây, chúng tôi đã cung cấp đầy đủ nguyên tắc luyện tập, nguồn gốc, cùng cách thắt đai võ Vovinam cho bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact