Căng cơ là tình trạng thường gặp ở những người sau khi tập gym hoặc chơi thể thao. Nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như đứt gân, rách cơ. Vậy cách giảm căng cơ sau khi tập thể thao thế nào? Hãy cùng Vuavothuat.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng căng cơ
Căng cơ là tình trạng cơ bắp bị kéo dãn quá mức, vượt ngưỡng chịu đựng, nặng hơn có thể gây rách cơ. Tình trạng này khiến các cơ bị căng cứng và không thể thư giãn.
Người bệnh sẽ cử động khó khăn và kèm theo các cơn đau buốt khó chịu. Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể bị căng cơ, tuy nhiên phổ biến là ở tay, chân, cổ, vai và thắt lưng.
Người bị căng cơ sẽ có các triệu chứng điển hình như:
- Vùng cơ tổn thương bị đỏ, bầm tím, sưng tấy.
- Đau ngay cả khi không vận động, nghỉ ngơi.
- Yếu gân và cơ.
- Đau nhói khi vận động cơ hoặc các khớp liên quan.
- Hạn chế vùng vận động tại khu vực cơ bị căng cứng.
Nếu bị căng cơ nhẹ, người bệnh vẫn có thể sử dụng các cơ này bình thường. Còn người bị rách cơ nặng sẽ bị đau đớn hơn và bị hạn chế cử động.
Giảm căng cơ sau khi tập thể thao bằng cách nào?
Để giảm căng cơ sau khi tập thể thao hiệu quả, bạn có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:
Biện pháp khắc phục tại nhà
Thông thường căng cơ có thể tự chữa trị tại nhà. Cụ thể:
- Chườm đá: Biện pháp này rất hữu hiệu giúp làm giảm cơ bị sưng. Bạn nên cho đá vào một chiếc khăn nhỏ hay túi chườm rồi chườm lên vị trị căng cơ. Thời gian chườm khoảng 20 phút, mỗi lần cách nhau 60 phút, thực hiện liên tục trong 3 ngày.
- Nghỉ ngơi: Nên dừng ngay các hoạt động tập luyện hoặc làm các công việc nặng để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời cũng nên hạn chế vận động tại các vùng cơ bị tổn thương.
- Băng ép: Người bị căng cơ có thể dùng băng vải y tế hoặc băng thun quấn quanh vùng cơ cho đến khi tình trạng thuyên giảm. Đừng quấn quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu.
Điều trị y tế
Tùy vào tình trạng và mức độ tổn thương cơ mà người bệnh sẽ được bác sĩ lập phương án điều trị riêng. Cụ thể:
Sử dụng thuốc
- Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc giúp cải thiện co cứng cơ, co thắt cơ và giảm sự khó chịu, đau đớn tại các vùng cơ.
- Thuốc corticoid: Thuốc này kháng viêm mạnh nên sẽ ức chế miễn dịch, chống dị ứng và cải thiện tình trạng sưng đau.
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được bác sĩ chỉ định cho người căng cơ bị nhiễm trùng.
Vật lý trị liệu
Một trong những cách làm giảm căng cơ sau khi tập thể thao được bác sĩ đề nghị áp dụng là vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp giảm đau, tăng cường khối lượng và sức cơ, đồng thời cải thiện và phục hồi chức năng vận động.
Người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập tăng cường, kéo giãn cơ phù hợp. Một số trường hợp khác có thể chỉ định làm massage, nhiệt trị liệu, siêu âm trị liệu…
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp như:
- Rách cơ, gân.
- Rách mạch máu do căng cơ quá mức.
- Điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả.
Bệnh nhân được gây mê toàn thân, bác sĩ rạch một đường trên da, sau đó nối 2 đầu cơ và mạch máu lại với nhau. Người bệnh có thể phải bó bột trong 4 tuần cho tới khi vết thương lành hẳn.
Các biện pháp phòng tránh căng cơ
Muốn ngăn ngừa tình trạng căng cơ sau vận động hoặc tập thể thao. Bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Trước khi tập thể thao cần khởi động kỹ để giãn cơ và làm ấm cơ thể.
- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, nhất là dân văn phòng.
- Nếu thường xuyên nâng vác vật nặng, bạn cần thực hiện đúng tư thế.
- Tránh đừng hoặc ngồi sai tư thế. Duy trì thói quen vận động mỗi ngày để tăng tính linh hoạt.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức.
Cách chăm sóc người bệnh căng cơ
Chế độ ăn uống
- Bổ sung đủ nước: Cần bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi tập thể thao để ngăn chặn axit lactic ứ đọng trong cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm giàu magie và canxi: Mỗi ngày nên các loại rau xanh, bí ngô, củ cải, hạt vừng, yến mạch, các loại đậu, phô mai, tôm, cá, sữa…
- Bổ sung vitamin B: Vitamin B có nhiều trong ngũ cốc, hải sản, thịt đỏ, trứng… chúng giúp vận chuyển đường và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Chế độ sinh hoạt
- Vận động nhẹ nhàng: Sau mỗi lần căng cơ nên vận động nhẹ nhàng và giảm cường độ luyện tập. Khi cơ thể đã thích nghi thì tăng dần cường độ lên.
- Tập các bài giãn cơ: Vai trò của các bài tập này là giảm đau, thư giãn cơ bắp và hạn chế chấn thương khi tập.
- Massage: Bạn nên thực hiện vài động tác massage cơ bản để làm giảm sự tích tụ áp lực tại các cơ.
- Ngủ sâu: Giấc ngủ có thể chữa lành mọi vết thương. Vì thế cần dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để cơ bắp được phục hồi.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Vuavothuat.vn về cách giảm căng cơ sau khi tập thể thao mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ tốt sức khỏe cho cơ thể.
Bên cạnh đó để việc tập thể thao hiệu quả và tránh những chấn thương nguy hiểm, bạn nên trang bị cho bản thân đầy đủ trang bị các đồ bảo hộ như: găng tay Boxing, bao cát, nón bảo hộ, giáp chân, bảo hộ chỏ…