Để tránh khỏi sự tấn công, bạo lực của người khác trong cuộc sống. Chúng ta cần phải biết cách tự vệ cho bản thân nhằm bảo vệ thân thể, sức khỏe của mình. Tự vệ chính đáng là gì, tự vệ thế nào cho đúng pháp luật, có phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường dân sự hay không, …Các vấn đề này được rất nhiều khách hàng gửi câu hỏi về cho chuyên mục tin tức của Vua Vo Thuat.Vn. Do đó, hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn có câu trả lời thỏa đáng khi bàn về tự vệ chính đáng.
Tự vệ chính đáng là gì?
Đầu tiên, cần hiểu khái niệm tự vệ chính đáng là gì? Hiểu một cách đơn giản, tự vệ là tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại, xâm phạm từ người khác. Theo đó, tự vệ chính đáng, theo ngôn ngữ pháp lý có thể hiểu là phòng vệ chính đáng.
Dựa theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về phòng vệ chính đáng. Khái niệm của phòng vệ chính đáng có nghĩa là : “hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”
Như vậy, theo quy định trên thì tự vệ chính đáng là hành vi của con người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc là lợi ích của cơ quan, tổ chức, nhà nước, …mà chống trả lại 1 cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên. Cho nên, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Nhưng, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, chống trả rõ ràng vượt mức cần thiết, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ về tự vệ chính đáng
Lan đi học về, bị đánh hội đồng tới tấp. Lúc này, Lan đã tự vệ cho mình bằng cách đánh lại để bỏ chạy. Sự việc này dẫn tới 1 số người trong nhóm đó bị thương. Mặc dù, tuy Lan có hành vi đánh bọn họ bị thương nhưng đây được xem là tự vệ chính đáng và không bị coi là tội phạm.
Ví dụ về tự vệ không chính đáng, vượt quá giới hạn
Anh B có hành vi đánh đập anh C và đe dọa sẽ đánh anh C gãy chân. Anh C đáp trả lại bằng cách giết anh B. Như vậy, hành vị của anh B như vậy là đã vượt quá mức cần thiết, phải chịu tội trước pháp luật Việt Nam hiện hành.
>>> Xem thêm: Nên tập võ gì để tự vệ – Top 7 môn võ tự vệ tốt nhất
Các trường hợp nào sẽ không được xem là tư vệ chính đáng
Bạn có thể tham khảo một số trường hợp không xem là phòng vệ chính đáng dưới đây:
1.Tự vệ quá sớm: Đây là trường hợp có hành vi chống trả khi sự việc chưa có những biểu hiện đe dọa sự tấn công sẽ xảy ra ngay tức khắc.
2.Tự vệ quá muộn: Đây là trường hợp có hành vi chống trả lại khi sự tấn công đã thực sự chấm dứt trên thực tế.
3.Tư vệ tưởng tượng: Trường hợp này sẽ gây ra thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng người này đang có hành vi xâm phạm nguy hiểm cho xã hội. Có thể nói rằng, đây là một trường hợp đặc biệt.
>>> Xem thêm: Tập võ có tăng chiều cao không? Nên học võ khi nào?
Khi vượt quá tự vệ chính đáng sẽ như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này”. Do đó, nếu vượt quá tự vệ chính đáng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tự vệ chính đáng là gì và những vấn đề cần biết đã được Vuavothuat.Vn chia sẻ. Cần tư vấn thêm bất cứ thông tin liên quan, hay mua sắm dụng cụ tập võ như Găng tay Boxing, găng tay MMA, dụng cụ tập luyện & bảo hộ, trang phục, …vui lòng liên hệ ngay:
- Địa chỉ: Chung cư Gia Phú – Hẻm 219 đường số 5 – P.Bình Hưng Hoà – Q.Bình Tân – Tp.Hồ Chí Minh
- Email: sale@vuavothuat.vn
- Hotline: 0934932737