Những lợi ích của việc tập luyện tư thế rắn hổ mang

tu-the-ran-ho-mang-1

Tư thế rắn hổ mang là tư thế uốn lưng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho người tập yoga. Cùng Vuavothuat tìm hiểu về lợi ích của tư thế này và hiểu về cách tập đúng để nâng cao sức khoẻ và đảm bảo an toàn khi tập nhé!

Tư thế rắn hổ mang là gì?

tu-the-ran-ho-mang
Tư thế rắn hổ mang là gì?

Tư thế rắn hổ mang là tư thế thứ 8 trong chuỗi chào mặt trời của các loại hình yoga. Động tác này uốn cong lưng có hình dáng giống như rắn hổ mang. Mặc dù tên có vẻ đáng sợ tuy nhiên tư thế này đem lại rất nhiều lợi ích cho người luyện tập. 

Lợi ích của tư thế rắn hổ mang với sức khoẻ

tu-the-ran-ho-mang-2
Lợi ích của tư thế rắn hổ mang với sức khoẻ

Tư thế rắn hổ mang đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể đó là:

Tăng sức mạnh cột sống

Với tư thế ngửa người ra sau, bạn có thể kiểm soát trong động tác này, giúp kéo căng cơ thể, khiến cột sống hoạt động mạnh mẽ. Do đó, sức mạnh cột sống được cải thiện tốt hơn, dẻo dai hơn. 

Giảm mỡ bụng hiệu quả

Không những thế, tư thế rắn hổ mang còn là một trong những cách giảm mỡ bụng hiệu quả, tăng cường sức mạnh ở cơ các vùng bụng. Tuy nhiên, quan trọng nhất chính là kéo căng cơ, phá vỡ các mô cản trở vận động và phát triển. Việc kéo căng cơ bụng và vươn người giúp đốt cháy mỡ thừa và trả lại vóc dáng vòng 2 như mơ. 

Xem ngay:  Bao cát - bao đấm tập võ

Giảm căng thẳng mệt mỏi

Tư thế tập rắn hổ mang cũng được đánh giá là một trong những tư thế rất có lợi cho việc điều trị bệnh liên quan đến tâm lý, như trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Không những thế, với tư thế này, còn hỗ trợ tăng lưu thông máu, ngực và bụng. 

Cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả

tu-the-ran-ho-mang-1
Tập tư thế rắn hổ mang giúp cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả

Tư thế rắn hổ mang còn là phương pháp giúp lưu thông máu hiệu quả. Lưu thông máu tốt giúp tăng cường tràn đầy năng lượng, cơ thể năng động hơn. Đồng thời, với sự luyện tập thường xuyên, sẽ hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đồng thời, duy trì cân bằng nội tiết tố. 

Kích thích tiêu hoá 

Tư thế rắn hổ mang rất có lợi cho việc tiêu hoá, đặc biệt là việc thực hiện các động tác ngửa người, các cơ ở vùng bụng. Điều này kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tối ưu. Không chỉ những ưu điểm trên, tập luyện với tư thế rắn hổ mang còn đem lại nhiều lợi ích liên quan như:

  • Tăng độ dẻo dai cho lưng dưới.
  • Tăng sức mạnh cho phần cánh tay và vai. 
  • Cải thiện tình trạng kinh nguyệt, ổn định nội tiết tố. 
  • Làm săn chắc cơ mông. 
  • Cải thiện lưu thông máu. 
  • Giảm các triệu chứng hen suyễn. 

Các bước thực hiện tư thế rắn hổ mang

tu-the-ran-ho-mang-3
Các bước thực hiện cơ bản

Tư thế rắn hổ mang phù hợp với việc luyện tập vào sáng, hoặc chiều tối, sau bữa ăn khoảng 5 tiếng. Các bước thực hiện đơn giản như sau:

  • Đầu tiên nằm sấp trên thảm, sau đó duỗi thẳng 2 chân ra sau. Tiếp theo cho mũi bàn chân chạm sàn. Hai tay thả lỏng ra và đặt xuôi theo cơ thể, khuỷu tay đặt sát với cơ thể. 
  • Tiếp theo chống 2 tay lên thẳm và 2 tay đặt ngay dưới ngực. Đồng thời dùng lực ấn đùi và hông sát sàn sau đó sử dụng lực từ bàn tay nâng phần thân lên trên dần dần. 
  • Tiếp tục dùng lực để đẩy cơ thể lên cho đến khi cơ thể kéo căng ra. Sau đó kéo vai ngược về phía sau đồng thời giữ hông thật chặt. 
  • Bạn giữ nguyên tư thế này trong vòng 15-30s sau đó lặp lại nếu như bạn cần tuỳ vào sức lực của mỗi người. 
Xem ngay:  Cách lắp khung treo bao cát tại nhà

Một số lưu ý khi luyện tập tư thế rắn hổ mang cần nhớ

Trong quá trình lập luyện, chú ý kéo căng phần thân trước đồng thời tập trung và mở phần lưng trên. Nếu như bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau lưng dưới, hãy thoát thế, nghỉ ngơi. 

tu-the-ran-ho-mang-4
Lưu ý trong quá trình tập luyện

Ngoài ra, bạn cũng có thể hạn chế ngửa đầu về phía sau, nâng tầm nhìn lên bằng cách kéo cằm về phía trước và giữ cổ ổn định. 

Lưu ý tránh nâng đầu gối và hông lên khỏi sàn. Bởi khi nâng đầu gối lên, tư thế đã bị chuyển đổi sang dáng khác. 

Đừng cố ép bản thân ngửa người quá về phía sau đến mức khó chịu. Hãy tránh cong lưng quá mức, đồng thời chỉ nên sử dụng bàn tay nâng cơ thể về phía trước. 

Hãy chú ý kiểm soát hơi thở đều đặn và tốt hơn. 

Với những đối tượng người bị đau lưng, đau đầu hay đang mang thai, sau khi sinh, tuyệt đối không nên luyện tập động tác này. Người mới bắt đầu tránh nâng người quá cao, hạn chế chấn thương. 

Tư thế rắn hổ mang tuy thuộc tư thế cơ bản nhưng cũng khá khó nhằn. Để có thể nhanh chóng thành tạo được động tác này, bạn cần dành thời gian tập luyện thường xuyên hơn. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách plank đúng cách, hiệu quả

Trên đây là những thông tin về lợi ích cũng như cách tập tư thế rắn hổ mang đúng cách. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn! Tham khảo thêm nhiều tin tức, kiến thức thể hình cùng Vuavothuat nhé!

Xem ngay:  Nói về cuộc đời của võ sư Lê Sáng- Chưởng Môn Vovinam Việt Võ Đạo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact