Nếu cơ thể cứng nhắc, không dẻo dai thì những đòn đánh võ của bạn cũng sẽ bớt đi độ chính xác. Nhiều huấn luyện viên đã mang bài tập bổ trợ xoạc chân vào danh sách bắt buộc trong chương trình học. Nếu người tập muốn thành công trong các môn võ: Judo, vật, Muay Thái, boxing, Aikido… thì hãy bắt đầu làm quen với bài tập xoạc chân ngang và dọc. Hôm nay, Vuavothuat sẽ hướng dẫn cách xoạc chân ngang hiệu quả.
>>>Mua Găng tay boxing giá shock
Bài tập xoạc chân có phải là cực hình?
Đối với những người mới tập hay lớn tuổi thì bài tập xoạc chân ngang dọc luôn gây ra nhiều khó khăn, một số người xem xoạc chân là một cực hình. Vì dây chằng của họ đã cứng lại và cấu trúc xương cũng đã phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, nếu bạn rèn luyện nó thường xuyên sẽ thấy rõ việc xoạc chân không đem đến cảm giác tệ đến vậy. Lần đầu xoạc chân, các khớp xương háng và cơ bắp chân sẽ đau đớn ít nhiều, nhưng ai thích nghi tốt thì nó sẽ là bài tập thể lực và sự dẻo dai không thể thiếu.
Một lưu ý nữa Vuavothuat nhắc bạn chính là hãy tập luyện nghiêm túc và siêng năng, thực ra bài tập xoạc chân ngang và dọc đơn giản là bài tập mang tính bổ trợ khi luyện võ, nên không nên khắt khe về chữ nhất trong tập luyện.
Hướng dẫn tập xoạc chân ngang
Nếu tập sai cách, không đúng kỹ thuật thì việc xoạc chân ngang hay xoạc dọc có thể gây chấn thương cơ và rách dây chằng của tay. Vậy tập xoạc chân ngang thế nào để an toàn, nhanh và hiệu quả?
Tiến hành thực hiện các tác động làm nóng cơ chân, cơ đùi:
1. Tập duỗi chân: Tạo hình chân chữ V hay còn gọi là ngồi dạng chân
+ Khi tạo thế này giữ lưng thẳng tối đa, có thể nghiêng người phải và trái, sau đó giãn người chạm tay vào ngón chân. Giữ trong 30-60s sau đó đổi bên.
+ Tư thế dạng chữ V, lưng thẳng, đưa hai tay về trước và kéo giãn sao cho chạm ngực xuống sàn. Giữ trong 30-60s.
2. Chạm ngón chân:
Thực hiện: Ngồi khép chân, duỗi thẳng, sau đó cúi người về trước và đưa tay chạm ngón chân. Giữ trong 30-60s. Ngoài ra, người tập có thể thử động tác chạm ngón chân trong tư thế đứng.
3. Ngồi ếch: Tư thế này giúp tập xoạc ngang rất tốt, vì nó tác động đến vùng bẹn và đùi trong của người tập.
Thực hiện: Ngồi xuống và tiến hành cong đầu gối và hai lòng bàn chân ép vào nhau. Đầu gối phải được đẩy sát sàn, mu hướng ra ngoài, đồng thời thu hai gót chân vào sát bẹn tối đa. Giữ trong 30-60s và đảm bảo lưng thẳng.
4. Bước tấn để giãn hông: Giúp bạn thả lỏng phần hông để tập xoạc tốt hơn.
Thực hiện: Vào tư thế bước tấn trước bằng cách bước chân phải lên trước và cong cả hai đầu gối đến khi đùi phải song song với sàn, ống quyển chân trái chạm đất. Kéo giãn hông bằng cách dịch chuyển khối lượng cơ thể về trước. Giữ trong 30-60s và đổi chân.
5. Kéo giãn cơ tứ đầu và cơ gân kheo: Đây là những động tác cần dành nhiều thời gian để luyện tập.
+ Giãn cơ tứ đầu: Vào tư thế bước tấn trước, đưa tay ra sau nắm bàn chân phía sau và từ từ kéo chân sau về phía mông. Giữ trong 30-60s và đổi chân.
+ Giãn cơ gân kheo: Nằm ngửa trên sàn, dùng hai tay với đến ngón chân phải đến khi cảm thấy đủ căng (nhưng không đau). Giữ trong 30-60s và đổi chân khác.
Trên đây là những bài tập luyện giãn cơ cần thiết để người tập võ có thể thực hiện những động tác tập xoạc chân ngang nhanh, hiệu quả và hạn chế đau đớn. Chúc bạn luyện tập tốt.