Muay Thái là môn võ cổ truyền với hàng trăm năm lịch sử và hiện rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Môn võ gây ấn tượng với kỹ thuật các đòn đánh cùi chỏ hết sức nguy hiểm vì có độ sát thương cao. Vậy luyện đòn cùi chỏ có khó không với người mới? Hãy cùng Vuavothuat.vn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Cách luyện đòn cùi chỏ cho người mới
Đòn cùi chỏ được xem là điểm độc đáo nhất của Muay Thái so với các môn võ khác. Khi tung đòn sẽ gây độ sát thương cao cho đối thủ vì ở cự ly gần. Khu vực tấn công sẽ là vùng mặt, hàm, thái dương và cổ.
Đòn cùi chỏ chủ động và linh hoạt trong hướng tấn công. Có thể tấn công theo chiều các chiều ngang, dọc và góc khác nhau để khiến đối thủ knock out nhanh chóng.
Yêu cầu kỹ thuật
Để có những cú cùi chỏ mạnh, trước đó bạn cần phải tập luyện đòn cùi chỏ thật nhiều với bao cát đấm bốc. Mục đích là để gia tăng độ cứng và độ sắc của các đòn đánh. Mỗi khi tấn công sẽ mạnh và hạn chế gây tổn thương cùi chỏ của mình.
Kết quả của những cú tấn công bằng cùi chỏ có thể khiến đối phương bị chảy máu hoặc rách da. Thực hiện đúng kỹ thuật sẽ là đánh vào những góc hẹp, dùng đỉnh cùi chỏ tấn công sượt qua đối phương. Tiếp đến đánh liên tiếp vào vị trí đó để vết thương sâu và rộng hơn. Mặc dù khá tàn bạo, nhưng đó là cách gạ gục đối thủ nhanh nhất.
Kỹ thuật thực hiện
Tư thế sẽ quyết định việc thực hiện các cú đánh có thành công không. Muốn vậy, các võ sĩ cần đứng thẳng, giữ vững hai chân. Chân trước di chuyển áp sát mục tiêu, 2 mũi nhân nhấn xuống sàn để tạo điểm tựa.
Khi tung cú đánh chỏ, gót chân, hông và thắt lưng đồng thời phải xoay để gia tăng lực. Hãy đánh từ góc hẹp và ra đòn thật nhanh, hết lực chứ không phải đánh trực diện.
Nếu nhận thấy đối thủ đã bị thương, muốn hạ đối thủ nhanh gọn, bạn chỉ cần tấn công trực tiếp vào vết thương ấy. Đôi lúc chỉ với một cú tấn công nhẹ cũng khiến người đối diện gục ngã vì đau.
Cơ chế kỹ thuật của đòn cùi chỏ
Muay Thái Muốn sở hữu được những cú ” cùi chỏ thép” thì người tập bắt buộc phải luyện tập thật nhiều, đặc biệt là nên luyện đòn cùi chỏ với bao cát đấm bốc. Mục đích của việc tập luyện này là để gia tăng độ sắc và độ cứng của cùi chỏ. Khi tung ra cú tấn công sẽ mạnh hơn và hạn chế gây chấn thương cho cùi chỏ của mình.
Những cú tấn công bằng cùi chỏ mạnh có thể khiến cho đối phương bị chấn thương khá nặng, thậm chí là cả rách da, chảy máu. Kỹ thuật thực hiện đúng nhất đó là đánh ở những góc hẹp nhất, tấn công bằng đỉnh cùi chỏ sượt qua đối phương gây rách da, sau đó võ sĩ đánh liên tiếp vào chỗ đó để miệng vết thương rộng hơn và sâu hơn. Nghe thì có vẻ khá tàn bạo, thế nhưng đó lại chính là cách để bạn hạ nock – out đối thủ một cách nhanh ngọn nhất.
Các đòn đánh cùi chỏ phổ biến của Muay Thái
Muốn luyện đòn cùi chỏ hiệu quả, bạn cần biết cách phân biệt các kiểu đánh chỏ phổ biến của Muay Thái hiện nay. Cụ thể:
Khuỷu tay hướng lên
Khi tung ra cú đánh này sẽ gây sát thương rất mạnh cho đối thủ. Lúc đánh bạn cần hạ cánh tay xuống và dùng lực kéo cùi chỏ lên giống như kéo dây máy cắt cỏ. Tiếp đó đánh thẳng vào cằm đối phương.
Khuỷu tay ngang
Đây là đòn đánh cùi chỏ phổ biến nhất bởi kỹ thuật thực hiện đơn giản, dễ thực hiện. Mặt khác nó cũng phù hợp với người mới và cho độ sát thương cao.
Quỹ đạo di chuyển của đòn đánh này tương tự như cú đấm móc. Nó có thể tạo ra một vết cắt và hạ gục đối thủ nhanh chóng.
Khuỷu tay hướng xuống
Đòn cùi chỏ này được gọi như vậy là vì sử dụng khuỷu tay cắt xuống theo hướng chuyển động từ 12 giờ đến 6 giờ. Vì có thể gây ra độ nguy hiểm cao nên đòn này thường bị cấm sử dụng trong các trận thi đấu.
Nhảy khuỷu tay
Đây là một trong các đòn đánh nổi tiếng của môn võ Muay Thái khi sử dụng trọng lực để tăng thêm độ sát thương. Động tác này là sự kết hợp giữa một bước nhảy kết hợp cùng đòn đánh khuỷu tay ngang hoặc hướng xuống.
Nhảy cùi chỏ là đòn đánh đòi hỏi kỹ thuật cao. Muốn luyện đòn cùi chỏ này bạn cần có những bước bật nhảy danh, dứt khoát. Thường nó sẽ được dùng như một động tác theo sau hoặc kết thúc khi đối thủ đã bị ảnh hưởng bởi cú đánh trước đó.
Quay cùi chỏ
Đòn quay cùi chỏ có khả năng hạ gục đối thủ trực tiếp trong trận đấu. Bạn lấy sức xoay người và tiếp đất bằng khuỷu tay, nếu quay được cùi chỏ chạm vào thái dương hoặc cằm của đối thủ sẽ dành chiến thắng.
Lưu ý cần biết khi tập luyện đòn cùi chỏ
- Kiểm tra sức khỏe: Trước khi học, bạn cần kiểm tra xem sức khỏe của bản thân có phù hợp với môn võ này không. Bởi Muay Thái thiên về vận động mạnh nên rất dễ gặp chấn thương.
- Khởi động kỹ: Cần khởi động thật nóng người trước khi luyện tập để tránh bị đau cổ, đau vai trong những ngày tập đầu.
- Uống đủ nước: Trước 2 giờ tập bạn cần uống từ 450ml – 600ml nước. Trước buổi tập 30 phút uống thêm 240ml – 300ml nước nữa. Trong khi tập cứ 20 phút bạn phải uống khoảng 200ml nước để giữ năng lượng.
- Đeo dụng cụ bảo hộ khi tập: Đối với người mới học luyện đòn cùi chỏ Muay Thái cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ chân, băng quấn tay khi tập, găng tay Boxing. Như vậy mới hạn chế bị chấn thương cho cơ thể.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Vuavothuat.vn về cách luyện đòn cùi chỏ cho người mới. Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để quá trình tập luyện của mình đạt hiệu quả tốt hơn.